Thuốc Cetirizin trị ngứa, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng

Tìm hiểu về thuốc Cetirizin có công dụng và cách dùng ra sao

Với những bệnh nhân bị ngứa, nổi mề đay hay là viêm mũi dị ứng thì thuốc Cetirizin được bác sĩ chỉ định dùng phổ biến. Vậy bạn có biết công dụng mà loại thuốc này mang lại là gì và cách dùng thuốc Cetirizin ra sao hay không? Những thông tin được chia sẻ ngay từ bài viết dưới đây đảm bảo rằng sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất!

THÔNG TIN THUỐC CETIRIZIN

Cetirizin là thuốc thuộc nhóm kháng histamin và chống dị ứng. Vì vậy được dùng với mục đích giảm tình trạng dị ứng, mề đay và thông tin cụ thể như sau:

1. Thành phần bên trong thuốc

Mỗi một viên nén thuốc Cetirizin có chứa 10mg Cetirizine cùng với những tá dược vừa đủ như sau: polyethylene glycol, hypromellose, colloidal silicon dioxide, lactose monohydrate, corn starch, magnesium stearate, povidone, talc, titanium dioxide.
Còn mỗi viên nén nhai Cetirizin thì sẽ có chứa 10mg Cetirizin HCl cùng với những tá dược vừa đủ như sau: acesulfame potassium, colloidal silicon dioxide, benzyl alcohol, artificial flavors, betadex, dl-alpha-tocopherol, ferric oxide yellow, magnesium stearate, ferric oxide red, lactose monohydrate, maltodextrin, microcrystalline cellulose, tutti frutti flavor, propylene glycol và talc.
Nếu thuốc Cetirizin ở dạng dung dịch uống sẽ bao gồm 1mg hoạt chất Cetirizine Hydrochloride trong 1ml cùng với những tá dược như sau: Axit axetic, Methylparaben, Glycerin, propylene glycol, Sodium acetate, propylparaben, sucrose, nước và Grape.
Thuốc Cetirizin được sử dụng phổ biến để làm giảm triệu chứng dị ứng, mề đay
Thuốc Cetirizin được sử dụng phổ biến để làm giảm triệu chứng dị ứng, mề đay

2. Tác dụng thuốc

Dùng thuốc kháng histamin Cetirizin sẽ giúp giảm histamin hóa học tự nhiên bên trong cơ thể. Và nó sẽ giúp điều trị những triệu chứng cảm lạnh, dị ứng như là ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt.
Ngoài ra thuốc cũng có thể được dùng điều trị tình trạng sưng vì mề đay, phát ban hoặc một số mục đích khác vẫn chưa được kể bên trong.

3. Dạng bào chế thuốc

Thuốc được bào chế với rất nhiều dạng khác nhau bao gồm: Viên nang, dung dịch, viên nén, siro.

4. Chống chỉ định khi dùng

→ Cetirizin chống chỉ định với đối tượng bị dị ứng Cetirizin hoặc mẫn cảm quá mức với hydroxyzine hay bất cứ thành phần nào bên trong thuốc.
→ Đối tượng chị em phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho bé bú không được dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ chỉ định.
→ Với đối tượng người lớn tuổi cần sử dụng với liều thấp hơn bình thường và đúng theo hướng dẫn từ bác sĩ.

5. Cách dùng thuốc

→ Bạn dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng Cetirizin ít hoặc nhiều hơn so với khuyến cáo từ bác sĩ. Có thể dùng thuốc với thức ăn hoặc không có thức ăn đều được.
→ Nếu dùng thuốc ở dạng viên nén thì phải nhai trước khi nuốt.
→ Cần dùng dụng cụ đo lường chính xác khi sử dụng thuốc.
Sử dụng Cetirizin an toàn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Sử dụng Cetirizin an toàn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

6. Liều lượng sử dụng

Với đối tượng bị viêm mũi dị ứng:
→ Người lớn dùng Cetirizin từ 5 đến 10mg mỗi ngày 1 lần và tối đa 10mg mỗi ngày.
→ Trẻ em từ 6 tháng - 2 tuổi dùng liều đầu tiên 2.5mg mỗi ngày 1 lần và liều duy trì sẽ 2.5mg uống 1 đến 2 lần một ngày. Tối đa chỉ nên dùng 5mg một ngày.
→ Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi uống liều khởi đầu 2.5mg mỗi ngày 1 lần. Dùng liều duy trì sẽ là 2.5mg và uống 2 lần một ngày hoặc 5mg uống một lần một ngày. Tối đa chỉ dùng 5mg một ngày.
→ Trẻ em giai đoạn 6 tuổi trở lên thì uống 5 đến 10mg mỗi ngày 1 lần và dùng liều tối đa là 10mg một ngày.
Với đối tượng bị mề đay:
→ Người lớn dùng Cetirizin từ 5 đến 10mg mỗi ngày 1 lần và dùng tối đa 10mg một ngày.
→ Trẻ em giai đoạn từ 6 tháng đến 2 tuổi dùng liều đầu tiên 2.5mg mỗi ngày 1 lần và liều duy trì sẽ là 2.5mg uống từ 1 đến 2 lần một ngày. Tối đa dùng 5mg một ngày.
→ Trẻ em độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi sẽ dùng liều đầu tiên 2.5mg mỗi ngày 1 lần và dùng liều duy trì 2.5mg uống 2 lần một ngày hoặc 5mg uống 1 lần một ngày. Tối đa chỉ nên dùng 5mg một ngày.
→ Trẻ em từ 6 tuổi trở lên thì dùng thuốc Cetirizin từ 5 đến 10mg mỗi ngày 1 lần. Dùng tối đa là 10mg một ngày.
Với đối tượng bị suy thận:
Chưa có sự điều chỉnh về liều lượng cho bệnh nhân bị suy thận. Nhưng đề xuất từ giáo sư Aronoff thì người bệnh sử dụng liều như sau:
Đối tượng dùng thuốc Cetirizin là người lớn thì:
→ GFR >50 mL/phút: Không phải điều chỉnh về liều lượng.
→ GFR ≤50 mL/phút: 5mg mỗi ngày uống 1 lần.
→ Chạy thận nhân tạo một cách liên tục: 5mg mỗi ngày uống 1 lần; 5mg 3 lần trong một tuần.
→ Thẩm phân phúc mạc: 5 mg uống mỗi ngày 1 lần.
Đối tượng dùng thuốc Cetirizin là trẻ sơ sinh, trẻ em cùng thanh thiếu niên thì:
→ GFR ≥30 mL/phút/1.73 m 2 : Không cần phải điều chỉnh liều lượng nếu không cần thiết.
→ GFR 10 đến 29 mL/phút / 1,73 m 2: Cần giảm liều cho đến 50%.
→ GFR <10 ml/phút /1,73 m 2: Chưa được khuyến cáo.
→ Chạy thận nhân tạo hay thực hiện thẩm tách phúc mạc: Cần giảm liều 50%.

7. Bảo quản thuốc Cetirizin

Cần để thuốc Cetirizin tại nơi mát mẻ, khô ráo, tránh ẩm ướt và ánh nắng mặt trời. Đồng thời nên để thuốc tránh xa tầm với của trẻ.
Cetirizin có nhiều tác dụng phụ vì vậy không nên tự ý sử dụng
Cetirizin có nhiều tác dụng phụ vì vậy không nên tự ý sử dụng

LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC CETIRIZIN

1. Khuyến cáo khi dùng thuốc

Nếu bệnh nhân bị buồn ngủ thường xuyên khi dùng thuốc giảm đau, dị ứng, chữa chứng trầm cảm… thì nên thông báo cùng bác sĩ. Bởi với thuốc Cetirizin có thể cũng gây buồn ngủ và làm giảm suy nghĩ. Vậy nên hãy thật cẩn thận nếu bạn làm việc đòi hỏi có sự tỉnh táo và tập trung cao độ.
Trong quá trình sử dụng Cetirizin cần tránh uống rượu bởi nó làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho bé bú thì chỉ dùng Cetirizin nếu được bác sĩ thăm khám kỹ càng và chỉ định.

2. Tác dụng phụ thuốc Cetirizin

Nếu xuất hiện các tác dụng phụ như kể sau đây thì bạn nên đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay: Tim đập nhanh, đập không đều, cảm giác lo lắng bồn chồn hoặc quá hiếu động, bị vấn đề về vị giác, thị giác, vận động, tiểu không tự chủ, tiểu ít hơn bình thường, co giật, tê liệt, trí nhớ suy giảm, ngứa, nổi mề đay, phát ban, rối loạn hô hấp, co thắt phế quản, sốt, xuất huyết trực tràng, thai chết lưu, rối loạn xương, sốc phản vệ, bất thường chức năng gan.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng nguy hiểm hơn cần đến bệnh viện ngay lập tức như: buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, khô miệng, đau đầu, đau họng, táo bón, buồn nôn…

3. Tương tác thuốc

Dùng Cetirizin có thể xảy ra tương tác cùng một số các loại thuốc như là: Adderall, Advair Diskus, Aspirin Low Strength, Benadryl, Amoxicillin, Calcium 600 D, Cymbalta, Claritin, Flonase, Fish Oil, Ibuprofen, Loratadine, Lisinopril, Metoprolol Succinate ER, Mucinex, Lyrica, Metoprolol Tartrate, Phenylephrine, Prednisone, Nexium, Singulair hay ProAir HFA.
Đồng thời bạn cần phải thông báo cùng bác sĩ tất cả những loại thuốc mình đang dùng kể cả thuốc kê toa, vitamin, khoáng chất, thảo dược, thuốc không kê toa…

4. Xử lý nếu dùng thiếu liều hoặc quá liều

Nếu dùng thiếu liều: Khi dùng thiếu 1 liều Cetirizin bạn uống ngay khi vừa nhớ ra. Nhưng sắp đến thời điểm để uống liều kế tiếp thì bạn cần bỏ qua và uống liều tiếp theo.
Nếu dùng quá liều: Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn xử lý. Đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng như buồn ngủ, bồn chồn, sốc phản vệ…

5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc

Nếu xuất hiện tác dụng phụ thì cần ngưng dùng thuốc Cetirizin để điều trị triệu chứng và hỏi ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được ngưng dùng thuốc nếu vẫn chưa có chỉ định từ bác sĩ.
LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA:
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân cần thăm khám kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc Cetirizin. Đồng thời cần theo dõi cơ thể trong quá trình dùng thuốc. Nếu thấy bất cứ sự thay đổi bất thường nào cần thông báo với bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.
Trong bài viết trên đây chúng tôi hy vọng rằng đã giúp bạn thêm hiểu rõ về thuốc Cetirizin.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget