Thuốc Prednisolon hỗ trợ trị rối loạn nội tiết, thấp khớp

Thuốc Prednisolon: Cách dùng, liều lượng và lưu ý khi sử dụng

Prednisolon là một trong những loại thuốc được chỉ định sử dụng để làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch, nhằm xoa dịu các triệu chứng sưng đau và phản ứng dị ứng.
Thuốc Prednisolon được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp, vì thế người dùng cần nắm rõ những thông tin về thuốc Prednisolon: Cách dùng, liều lượng và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo dùng thuốc an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao.

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THUỐC PREDNISOLON

 Tên hoạt chất: Hoạt chất Prednisolone acetate
♦ Tên biệt dược: Prednisolone

Thành phần của thuốc Prednisolon

♦ Thành phần chính của thuốc Prednisolon là Prednisolone acetate.
♦ Thành phần tá dược khác bao gồm: colloidal silicon dioxide, anhydrous lactose, crospovidone, docusate sodium, magnesium stearate, sodium benzoate, D&C Yellow No.10, FD&C Yellow No. 6,

Công dụng – chỉ định của thuốc Prednisolon

Thuốc Prednisolon được chỉ định trong việc điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe như:
Rối loạn nội tiết
♦ Tăng sản xuất ở tuyến thượng thận bẩm sinh
♦ Suy tuyến thượng thận nguyên phát/ thứ phát
♦ Viêm tuyến giáp không xuất hiện tình trạng mưng mủ
♦ Tăng calci trong máu có liên quan đến ung thư
Rối loạn thấp khớp
Prednisolon được xem là liệu pháp ngắn hạn, giúp người bệnh vượt qua giai đoạn cấp tính hoặc tình huống nghiêm trọng trong những trường sau:
Thuốc Prednisolon được chỉ định điều trị các bệnh xương khớp
Thuốc Prednisolon được chỉ định điều trị các bệnh xương khớp
♦ Viêm khớp vẩy nến, hay viêm khớp dạng thấp
♦ Viêm khớp gout cấp
♦ Viêm khớp bắt nguồn từ bệnh viêm xương khớp
♦ Viêm cột sống dính khớp
♦ Viêm bao hoạt dịch bán cấp tính và cấp tính
♦ Viêm xương khớp sau khi chấn thương
♦ Viêm màng não, hoặc viêm màng não không đặc hiệu cấp tính
Bệnh Collagen
Sử dụng điều trị trong tình huống nghiêm trọng hoặc điều trị duy trì cho những trường hợp sau:
♦ Bệnh thấp khớp cấp tính
♦ Bệnh lupus ban đỏ
♦ Bị viêm bì cơ toàn thân
Các bệnh da liễu
♦ Bệnh Pemphigus – bệnh bọng nước tự miễn hiếm gặp ở da hay niêm mạc
♦ Bệnh viêm da dạng nhiễm virus Herpes
♦ Hội chứng Stevens-Johnson hay còn gọi là hồng ban đa dạng nặng
♦ Nấm da, viêm da tróc vẩy
♦ Bệnh vẩy nến dạng nặng
♦ Viêm da tiết bã mức độ nghiêm trọng
Tình trạng dị ứng
Prednisolon giúp kiểm soát tình trạng dị ứng nghiêm trọng hoặc không thể đáp ứng với việc điều trị thông thường như:
♦ Viêm mũi dị ứng lâu năm, viêm mũi dị ứng theo mùa
♦ Viêm da dị ứng, bệnh viêm da tiếp xúc
♦ Hen phế quản
♦ Bệnh huyết thanh
♦ Xuất hiện quá mẫn khi dùng các loại thuốc khác
Các bệnh liên quan đến nhãn khoa
Tình trạng dị ứng, viêm cấp tính và mãn tính liên quan đến mắt cũng như bộ phận phụ như:
♦ Viêm kết mạc dị ứng, viêm kết mạc do varicella zoster virus
♦ Loét giác mạc dị ứng
♦ Viêm mống mắt
♦ Viêm võng mạc – màng mạch
♦ Viêm thần kinh thị giác
♦ Viêm mắt đồng cảm
♦ Viêm màng đệm, viêm màng bồ đào lan tỏa
♦ Viêm gan
Thuốc Prednisolon còn được sử dụng để điều trị các bệnh nhãn khoa
Thuốc Prednisolon còn được sử dụng để điều trị các bệnh nhãn khoa
Bệnh liên quan đến đường hô hấp
♦ Sarcoidosis – U hạt
♦ Người bệnh mắc hội chứng Loeffler và không thể kiểm soát bằng biện pháp khác
♦ Chứng nhiễm độc berili
♦ Lao phổi, viêm phổi hít
Rối loạn huyết học
♦ Giảm tiểu cầu thứ phát ở người trưởng thành
♦ Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ở người trưởng thành
♦ Bệnh thiếu máu tan huyết dạng tự miễn
♦ Hồng cầu sụt giảm
♦ Thiếu máu bẩm sỉnh
Các khối u
♦ Bệnh bạch cầu và u lympho ở người trưởng thành
♦ Bệnh bạch cầu cấp tính ở đối tượng là trẻ nhỏ
Bệnh đường tiêu hóa
♦ Viêm ruột
♦ Viêm đại tràng
Phù nề, bệnh hệ thần kinh và các bệnh khác
♦ Phù nề: Prednisolon giúp lợi tiểu, giảm protein niệu khi mắc hội chứng viêm thận mà không nhiễm độc niệu tự phát hoặc do lupus ban đỏ.
♦ Bệnh hệ thần kinh: Những đợt cấp tính của bệnh đa xơ cứng
♦ Các bệnh khác: Nhiễm giun xoắn, viêm màng não lao.

Chống chỉ định

♦ Thuốc Prednisolon chống chỉ định với những bệnh nhân dị ứng với thành phần hoạt chất Prednisolone acetate hoặc các thành phần tá dược khác của thuốc.
♦ Bên cạnh đó, không nên sử dụng thuốc Prednisolon cho những bệnh nhân bị nhiễm nấm và cần điều trị bằng thuốc kháng nấm đường uống hoặc đang bị nhiễm trùng.
♦ Vì thuốc steroid có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, từ đó người dùng dễ dàng bị nhiễm trùng hoặc tình trạng nhiễm trùng ngày một nặng thêm.

CÁCH SỬ DỤNG, LIỀU LƯỢNG, BẢO QUẢN

Cách sử dụng Prednisolon

♦ Sử dụng thuốc Prednisolon theo hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được phép sử dụng thuốc với liều cao, liều thấp hoặc thời gian dài hơn so với khuyến cáo.
♦ Với thuốc dạng viên uống, không nhai hay nghiền nát thuốc mà hãy uống trọn viên thuốc với nước lọc. Với thuốc dạng lỏng, hãy đong thuốc bằng muỗng hoặc dụng cụ đo, nếu không có dụng cụ đo thì hãy hỏi bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn
♦ Nên uống thuốc Prednisolon vào buổi sáng, để tránh gây khó chịu do dạ dày và giấc ngủ.
♦ Không nên đột ngột ngưng thuốc, vì việc này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc phát sinh các triệu chứng như: nhức đầu, đau cơ, buồn nôn, sụt cân… Hãy tham khảo ý kiến và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm liều từ từ.
Nên uống trọn cả viên thuốc và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Nên uống trọn cả viên thuốc và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Liều dùng của thuốc Prednisolon

♦ Liều dùng ban đầu: có thể thay đổi từ 5mg – 60mg/ ngày tùy vào tình trạng bệnh cụ thể.
♦ Nếu bệnh ít nghiêm trọng thì nên sử dụng liều thấp. Ngược lại, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng thì nên sử dụng liều ban đầu ở mức liều cao.
♦ Liều dùng ban đầu nên được duy trì, hoặc điều chỉnh đến khi đáp ứng điều trị.
♦ Nếu không nhận thấy đáp ứng lâm sàng sau khoảng thời gian dùng thuốc Prednisolon, thì nên ngừng thuốc và chuyển sang liệu pháp khác.
♦ Nếu đáp ứng lâm sàng, trong khoảng thời gian thích hợp nên giảm liều thuốc ban đầu đến khi đạt được liều thấp nhất.

Bảo quản thuốc Prednisolon

♦ Bảo quản Prednisolon ở nơi khô mát, sạch sẽ, nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng trực tiếp.
♦ Bảo quản thuốc ở những nơi an toàn nằm ngoài tầm tay trẻ em.

NHỮNG LƯU Ý CẦN GHI NHỚ KHI SỬ DỤNG PREDNISOLON

Thận trọng khi dùng thuốc Prednisolon

Một số trường hợp nên hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng Prednisolon, cụ thể:
♦ Người bệnh mắc các bệnh gây tiêu chảy
♦ Mắc bệnh xơ gan, bệnh thận, lao phổi
♦ Cao huyết áp, bệnh tim, nồng độ kali trong máu thấp
♦ Mắc bệnh tiểu đường
♦ Rối loạn tuyến giáp
♦ Loãng xương, rối loạn cơ bắp (nhược cơ)
♦ Nhiễm Herpes ở mắt, mắc bệnh tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể
♦ Viêm loét đại tràng, loét dạ dày hoặc có tiền sử xuất huyết dạ dày
♦ Trầm cảm hoặc gặp các vấn đề về tâm thần
♦ Người bệnh có tiền sử sốt rét
♦ Nếu phụ nữ mang thai dùng thuốc Prednisolon trong ba tháng đầu có thể khiến thai nhi nhẹ ký hoặc bị dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, nếu dùng thuốc trong thời gian cho con bú, các thành phần của thuốc có thể gây hại cho em bé qua sữa mẹ. Do đó, người dùng nên thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai, có kế hoạch mang thai hay đang cho con bú.
Thận trọng khi dùng Prednisolon cho bệnh nhân bị loét dạ dày
Thận trọng khi dùng Prednisolon cho bệnh nhân bị loét dạ dày

Khuyến cáo

♦ Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc bị nhiễm trùng. Nên thăm khám ngay nếu người dùng bị thủy đậu hoặc sởi. Vì những bệnh này có thể gây tử vong cho những ai đang sử dụng steroid.
♦ Không tiêm vắc-xin sống như: vắc-xin ngừa bênh sởi, thủy đậu, quai bị… khi đang sử dụng thuốc Prednisolon vì có thể chịu ảnh hưởng xấu từ vắc-xin.
♦ Không nên uống rượu khi dùng thuốc Prednisolon

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Prednisolon

Thuốc Prednisolon có thể gây ra những tác dụng phụ sau:
♦ Thèm ăn, dần tăng cân
♦ Tâm trạng – tính cách – hành vi thay đổi, mất ngủ, trầm cảm nặng.
♦ Da mỏng, da khô, da bầm tím hoặc đổi màu; xuất hiện mụn trứng cá, tăng tiết mồ hôi
♦ Kéo dài thời gian phục hồi của vết thương
♦ Co giật, đau đầu, chóng mặt, đầy hơi, buồn nôn, đau dạ dày
♦ Thay đổi hình dạng, hoặc vị trí mỡ trên cơ thể; đặc biệt là ở cánh tay, cổ, ngực, eo, chân
Người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng như:
♦ Sưng phù, tăng cân nhanh chóng, cảm thấy khó thở
♦ Đau mắt, mờ mắt hoặc có thể nhìn thấy quầng sáng quanh đèn
♦ Đi cầu ra máu, ho ra máu
♦ Viêm tụy với các triệu chứng như: đau dữ dội trên dạ dày và lan ra cả lưng, nhịp tim nhanh, buồn nôn hoặc nôn…
♦ Kali thấp với các triệu chứng như: nhịp tim không đều, dễ bị nhầm lẫn, khát nước quá mức, tiểu tiện nhiều; chân khó chịu, yếu cơ hoặc đi khập khiễng
♦ Huyết áp cao với biểu hiện mờ mắt, ù tai, nhức đầu dữ dội, nhầm lẫn, lo lắng, đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, co giật…
Trên đây chưa phải là tất cả những tác dụng phụ có thể phát sinh khi dùng thuốc Prednisolon. Người dùng nên đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng khi xuất hiện triệu chứng khác lạ

Tương tác thuốc

Prednisolon có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác
Prednisolon có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác
Thuốc Prednisolon có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác như:
♦ Thuốc kháng sinh như: Thuốc telithromycin và clarithromycin…
♦ Thuốc chống nấm: posaconazole, voriconazole, itraconazole, ketoconazole
♦ Thuốc chống đông máu: coumadin, warfarin
♦ Thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan C: telaprevir, boceprevir
♦ Thuốc hỗ trợ điều trị HIV/AIDS: efavirenz, fosamprenavir, atazanavir, nevirapine, ritonavir, delavirdine, indinavir, nelfinavir, saquinavir
♦ Thuốc trị tiểu đường: Insulin hoặc các loại thuốc trị dùng bằng đường uốn
♦ NSAID – Thuốc chống viêm không steroid: ibuprofen (Advil, Motrin), celecoxib, diclofenac, aspirin, naproxen (Aleve), indomethacin, meloxicam
♦ Thuốc điều trị động kinh: oxcarbazepine, phenobarbital, carbamazepine, fosphenytoin, phenytoin, primidone
♦ Thuốc trị bệnh lao: isoniazid, rifapentine, rifampin, rifabutin
♦ Thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai
Ngoài những loại thuốc trên, Prednisolon còn có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc khác chưa được đề cập đến. Do đó, người bệnh nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc kê toa/ không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng… đang sử dụng trước khi dùng loại thuốc này.
Đánh giá về thuốc Prednisolon
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ, thuốc Prednisolon được sử dụng để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau với liều lượng và thời gian sử dụng không giống nhau.
Cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa khi dùng thuốc Prednisolon
Cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa khi dùng thuốc Prednisolon
Bên cạnh đó, thuốc Prednisolon còn có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cũng như tương tác với nhiều loại thuốc khác.
Vì thế, không nên tự ý sử dụng thuốc Prednisolon khi chưa qua thăm khám, chẩn đoán và nhận được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết trên cung cấp những thông tin quan trọng về thuốc Prednisolon, nhưng nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget