Thuốc Naproxen 500mg: Công dụng, cách dùng và thận trọng
Thuốc Naproxen nằm trong nhóm kháng viêm không có steroid, được dùng để giảm đau, chủ yếu hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp như viêm khớp, gout… Naproxen 500mg có khả năng dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ các thông tin về thuốc để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân mình.
TÌM HIỂU THÔNG TIN CHUNG VỀ THUỐC NAPROXEN 500MG
1. Giới thiệu về thuốc Naproxen
Naproxen được gọi với tên biệt dược là Naprorex 250, Novo Naprox. Ngoài ra, còn có một số tên biệt dược mới như Ameproxen 200, Philcotam, Propain, SavNopain 250, Ameproxen 550, SavNopain 500. Thành phần chính trong thuốc là hoạt chất Naproxen Sodium.
Giới thiệu về thuốc Naproxen
Dược động học của Naproxen
Thuốc hấp thụ vào cơ thể thông qua đường uống rồi chuyển hóa nhanh thông qua hệ tiêu hóa. Sau 1 – 2 giờ dùng thuốc, nồng độ huyết tương đạt mức tối đa. Đồng thời, sau khoảng 20 phút, Naproxen đã bắt đầu gắn thụ thể protein trong huyết tương để phát huy các tác dụng.
Thời gian bán hủy ở trong huyết tương là 12-13 giờ, Naproxen sẽ được thải trừ qua thận, bài tiết bằng nước tiểu là chủ yếu (95% liều dùng dạng khử methyl - liên hợp hoặc chưa bị chuyển hóa), còn 5% hoặc dưới 5% còn lại sẽ được bài tiết dạng nguyên vẹn qua phân.
Các dạng thuốc Naproxen
Naproxen 500mg được bào chế chủ yếu là viên uống cùng viên đặt trực tràng. Phụ thuộc vào nhu cầu mà thuốc sẽ được chỉ định sử dụng theo hàm lượng khác nhau. Bao gồm các dạng sau:
- Viên nén 220mg naproxen natri, 375mg naproxen, 250mg naproxen và 500mg naproxen
- Viên bao tan trong ruột: 500mg naproxen và 375mg naproxen
- Viên nén bao phim: 275mg naproxen natri, 550 naproxen natri
- Viên đặt trực tràng: 500mg naproxen
- Thuốc dạng uống: 125mg naproxen/5ml
2. Naproxen có tác dụng gì?
Thuốc được dùng để giảm đau, hạ sốt, chống viêm ngoại vi và không có tác dụng gây nghiện. Nhờ có tính kháng viêm mạnh nên Naproxen mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, nó thường được chỉ định cho các bệnh lý:
- Điều trị các chứng viêm, bao gồm: viêm xương khớp, viêm dính cột sống, viêm khớp dạng thấp, viêm bao dịch và bệnh gout,…
- Giảm các cơn đau do đau nhức cơ, đau đầu, đau lưng, đau răng, đau do chấn thương, đau bụng kinh, đau sau phẫu thuật,…
- Phối hợp cùng nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh tai, mũi, họng.
- Giúp hạ sốt
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Naproxen
Bệnh nhân cần hỏi ý kiến các bác sĩ về việc dùng thuốc Naproxen để tránh gây nguy hiểm. Sau đây là một số liều lượng thông thường được đưa ra bởi nhà sản xuất để bạn tham khảo.
a. Dùng cho người lớn
Điều trị bệnh về cơ khớp, cột sống
- Viên xương khớp: Uống 1000mg/ngày hay 250mg naproxen sodium vào buổi sáng và 500mg naproxen sodium vào buổi chiều. Liều lượng dùng phụ thuộc vào mức độ bệnh và chỉ định cụ thể từ bác sĩ, có nhiều trường hợp lên đến 1,5g/ngày.
- Cứng khớp cột sống: Uống 250mg – 500mg naproxen sodium hoặc 750mg naproxen sodium mỗi lần, ngày 1 lần. Tối đa 1100mg naproxen sodium (hoặc 1000 mg naproxen).
- Viêm khớp dạng thấp: Uống 250mg – 500mg naproxen hay 275 – 550mg naproxen sodium mỗi lần, ngày uống 2 lần, hoặc 1000mg naproxen mỗi lần 1 ngày. Liều dùng tối đa 1100mg naproxen sodium (hoặc 1000 mg naproxen).
- Viêm khớp: Uống 550mg naproxen sodium mỗi lần và cứ 12 giờ thì dùng 1 lần hoặc uống 275mg naproxen sodium (hay 250mg naproxen) cách mỗi 6 – 8 giờ 1 lần. Tối đa 1100mg naproxen sodium (hoặc 1000 mg naproxen).
- Viêm bao hoạt dịch: Uống 550mg naproxen sodium mỗi lần, cứ 12 giờ dùng 550mg naproxen sodium hay chia nhỏ như sau: 275mg naproxen sodium (hoặc 250mg naproxen) cách mỗi 6-8 giờ. Liều dùng tối đa 1100mg naproxen sodium (hoặc 1000 mg naproxen).
- Gout cấp tính: Uống 750mg naproxen hay 825mg naproxen sodium mỗi lần và dùng 250mg naproxen (hoặc 275mg naproxen sodium) cách mỗi 8 giờ đến khi cơn gout đã được điều hòa. Liều dùng tối đa 1100mg naproxen sodium (hoặc 1000 mg naproxen)
Dùng để giảm đau
- Đau bụng kinh: Uống 550mg naproxen sodium mỗi lần và cứ 12 giờ dùng 550mg naproxen sodium hay chia nhỏ như sau: 275mg naproxen sodium (hoặc 250mg naproxen) cách mỗi 6-8 giờ. Liều dùng tối đa 1100mg naproxen sodium (hoặc 1000 mg naproxen).
- Các chứng đau nửa đầu, đau bụng, đau răng, đau ngoại vi (do chấn thương hay phẫu thuật,…): Uống 550mg naproxen sodium mỗi lần và cứ 12 giờ dùng 550mg naproxen sodium hay chia nhỏ như sau: 275mg naproxen sodium (hoặc 250mg naproxen) cách mỗi 6-8 giờ. Liều dùng tối đa 1100mg naproxen sodium (hoặc 1000 mg naproxen).
- Đau sau sinh: Dùng 1 liều duy nhất gồm 550mg naproxen sodium.
Dùng trong hạ sốt
- Uống 550mg naproxen sodium mỗi lần và cứ 12 giờ dùng 550mg naproxen sodium hay chia nhỏ như sau: 275mg naproxen sodium (hoặc 250mg naproxen) cách mỗi 6-8 giờ. Liều dùng tối đa 1100mg naproxen sodium (hoặc 1000 mg naproxen).
b. Dùng cho trẻ em
Chưa có số liệu cụ thể nói về việc dùng Naproxen điều trị cho trẻ em. Do đó, phụ huynh cần cẩn trọng, tuyệt đối tuân thủ liều lượng chỉ định từ bác sĩ và không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Sau đây là liều dùng khuyến nghị bạn nên tham khảo:
Dùng hạ sốt
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên (trên 10kg): Uống 2,5 – 10mg/kg mỗi lần. Tối đa là 10mg/kg mỗi ngày và dùng cách nhau 8 – 12 giờ
Điều trị giảm đau
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên (trên 10kg): Uống 2,5 – 10mg/kg mỗi lần. Tối đa là 10mg/kg mỗi ngày và dùng cách nhau 8 – 12 giờ
Điều trị viêm khớp tự phát ở thiếu niên
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Uống 5mg/kg mỗi lần, ngày dùng 2 lần. Liều dùng tối đa 1000mg naproxen/ngày.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Naproxen
4. Hướng dẫn cách uống Naproxen hiệu quả
Naproxen cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc cần được uống với nước, tránh để bụng đói khi dùng thuốc. Có thể dùng thuốc cùng với sữa hay thuốc kháng acid để giảm tác hại lên dạ dày.
Tránh việc vừa nằm vừa uống thuốc và không hoạt động mạnh ngay sau khi dùng Naproxen. Tốt nhất, hãy nằm nghỉ ngơi khoảng 5 – 20 phút rồi sau đó di chuyển nhẹ nhàng.
5. Chống chỉ định của Naproxen
Không được dùng thuốc Naproxen cho các đối tượng được liệt kê dưới đây:
- Bị suy thận, suy gan
- Người đau dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng ở đường ruột
- Bị hen suyễn, thiếu máu, máu khó đông, tiểu đường…
- Mắc bệnh tim mạch
- Người nhạy cảm với Aspirin
- Từng có tiền sử đột quỵ
- Người chuẩn bị phẫu thuật tim
- Trẻ em dưới 2 tuổi
- Người mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ
- Người đang trong giai đoạn cho con bú
6. Cách bảo quản thuốc Naproxen
- Thuốc Naproxen cần được bảo quản trong bao bì ở nhiệt độ phòng, khoảng 25 – 30 độ C và tránh gió, tránh ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt, cần để thuốc tránh xa độ ẩm như bồn rửa tay, phòng tắm hay ngăn đá tủ lạnh.
- Với gia đình có trẻ em, hãy để thuốc lên cao, tránh xa tầm với trẻ hoặc thú nuôi trong nhà.
- Với thuốc đã hết hạn dùng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để xử lý thuốc đúng cách mà không gây ô nhiễm môi trường.
SỬ DỤNG THUỐC NAPROXEN CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?
1. Vấn đề cẩn trọng trước khi dùng
Những đối tượng được nhắc đến sau đây cần phải cẩn trọng nếu dùng Naproxen. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh rủi ro xảy ra:
- Người đang dùng thuốc đặc trị hay có tiền sử mắc bệnh
- Người bị nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn tiềm tàng
- Gặp vấn đề về thận hay các chứng bị đái và viêm nhiễm đường tiết niệu,…
- Phụ nữ đang dùng dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
- Người bị sưng ở cánh tay, bàn tay, mắt cá chân, bàn chân
- Những ai bị sổ mũi, nghẹt mũi hay có khối u trong mũi
- Người đang bị thiếu máu
2. Các tác dụng phụ của Naproxen
Tác dụng phụ mức độ nhẹ:
- Chóng mặt, choáng váng
- Dạ dày nóng rát, ợ chua
- Buồn nôn, nôn
- Buồn ngủ, ù tai
- Người phát ban đỏ, ngứa da và sốt cao
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
- Suy nhược, khó thở hay rối loạn tầm nhìn
- Xuất huyết dưới da, nhược cơ
- Ho ra máu, nước tiểu đậm màu, tiểu đau, tiểu gắt.
- Kéo dài thời gian đông máu
Tác dụng phụ mức độ nặng:
- Xuất huyết dạ dày hoặc tá tràng, thủng dạ dày – tá tràng, lẫn máu trong phân.
- Loét tiêu hóa
- Hoại tử biểu bì, viêm da
- Giảm lượng tiểu cầu, mắc các bệnh về thận, gan, vàng da
- Giữ nước, gây phù nề
- Đột quỵ, suy hô hấp
- Co giật, mất ý thức
3. Cách xử lý khi dùng Naproxen quá liều
Nếu dùng thuốc quá liều, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng tác dụng phụ nêu trên. Lúc này cần ngừng sử dụng Naproxen ngay lập tức.
- Bệnh nhân xử lý tại nhà bằng cách uống nhiều nước và móc họng.
- Sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để rửa dạ dày, làm sạch dạ dày.
- Với trường hợp xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng như hôn mê, co giật thì cần đặt nội khí quản sau khi rửa dạ dày. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khác để loại bỏ Naproxen ra khỏi cơ thể.
4. Tương tác của Naproxen với thuốc khác
Hãy nói với bác sĩ của bạn về những loại thuốc mình đang sử dụng. Bởi vì trong quá trình dùng Naproxen có thể xảy ra tương tác khi dùng đồng thời cùng thuốc khác.
Cụ thể, danh sách những loại thuốc tương tác cùng Naproxen bao gồm: Thuốc chống đông máu như Warfarin hoặc Coumadin, Methotrexate, Lithium, Steroid, thuốc lợi tiểu, Aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid khác, thuốc chống tiểu đường, lợi niệu, thuốc cho bệnh tim, thuốc huyết áp như benazepril, enalapril, candesartan, Probenecid và những thuốc khác.
Tương tác của Naproxen với thuốc khác
5. Lưu ý chế độ ăn uống khi dùng Naproxen
Thuốc Naproxen không xảy ra phản ứng đối với những loại thực phẩm. Vì vậy, bệnh nhân chỉ ăn uống theo chế độ nếu được bác sĩ hướng dẫn. Đồng thời, hãy uống tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày và nghỉ ngơi hợp lý để mau khỏi bệnh.
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÊM:
Chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên người bệnh trước khi dùng Naproxen cần tìm hiểu kỹ. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc, mà hãy đến cơ sở y tế để nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ để hạn chế nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vì thuốc điều trị còn phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán – xét nghiệm, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người dùng.
Thông tin về cách dùng và liều lượng Naproxen trên đây chỉ có tính chất tham khảo, nó không thể thay thế được chỉ định từ bác sĩ/ dược sĩ chuyên môn.
Hy vọng rằng các thông tin về thuốc Naproxen ở trên đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích.
Các bài báo viết về phòng khám:
https://vtc.vn/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-co-tot-khong-ar401476.html
https://eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-chua-benh-tan-tam-tan-tinh-chu-dao-c296a381249.html
https://kenh14.vn/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-quan-5-tphcm-uy-tin-chat-luong-20180117115109619.chn
https://www.doisongphapluat.com/can-biet/san-pham-dich-vu/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-noi-bao-ve-suc-khoe-toan-dien-cho-gia-dinh-ban-a323866.html
https://bacsigiadinh.com/tin-tuc/da-khoa-hoan-cau--dia-chi-kham-benh-hieu-qua-tai-tphcm
Đăng nhận xét