Thuốc Omeptul điều trị các bệnh loét đường tiêu hóa

Công dụng và cách dùng thuốc Omeptul

Omeptul chính là loại thuốc về đường tiêu hóa và nó được dùng nhằm điều trị các bệnh loét đường tiêu hóa hoặc là hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản. Nhưng bạn cần lưu ý nắm rõ thông tin về thuốc sẽ giúp cho việc dùng thuốc an toàn và hiệu quả hơn. Nội dung được chia sẻ trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết được cụ thể công dụng cùng cách dùng thuốc Omeptul này. Mời cùng tham khảo bạn nhé!

THÔNG TIN VỀ THUỐC OMEPTUL

Omeptul chính là loại thuốc đường tiêu hóa và nó được bào chế dưới dạng viên nang. Tên biệt dược của thuốc là Baromezole, Pyomezol, Baromezole hay Optiballs caps…

1. Thành phần

Bên trong thuốc chứa thành phần chính đó là Omeprazole.

2. Chỉ định

Thuốc được chỉ định dùng trong nhiều trường hợp bao gồm: Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc mắc phải hội chứng Zollinger-Ellison. Ngoài ra Omeptul còn được chỉ định điều trị với bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa.

3. Chống chỉ định

Tuyệt đối không được dùng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào bên trong thuốc.

4. Liều dùng

Thường thì tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà cách dùng thuốc Omeptul cũng sẽ khác nhau như sau:
Omeptul chính là loại thuốc đường tiêu hóa
Omeptul chính là loại thuốc đường tiêu hóa 
♦ Để giảm tình trạng khó tiêu, ợ nóng hoặc đầy bụng vì acid: Uống từ 10 đến 20mg Omeptul thuốc một ngày và dùng từ 2 đến 4 tuần.
♦ Để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản: Uống liều thông thường 20mg Omeptul một lần một ngày với thời gian điều trị 4 tuần. Nhưng nếu như bệnh vẫn chưa khỏi hoàn toàn thì bạn có thể dùng thêm từ 4 đến 8 tuần nữa. Tuy nhiên khi bị viêm thực quản lâu thì có thể điều chỉnh liều Omeptul lên 40mg một ngày.
Sau đó dùng liều duy trì 10mg thuốc Omeptul một ngày với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Hoặc dùng 20mg Omeptul một ngày với viêm thực quản.
♦ Để điều trị loét đường tiêu hóa: Dùng thuốc Omeptul với liều thông thường là 20mg một lần một ngày. Hoặc cũng có thể dùng Omeptul 40mg một ngày với những trường hợp bệnh nặng. Sau đó nên tiếp tục uống thuốc trong thời gian 4 tuần với những bệnh nhân bị loét tá tràng. Tiếp tục dùng thuốc trong thời gian 8 tuần với bệnh nhân bị loét dạ dày.
Sau đó dùng liều Omeptul duy trì từ 10 đến 20mg một lần một ngày.
♦ Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nếu có vi khuẩn Hp thì cần dùng kết hợp Omeptul với thuốc khác như là:
Liệu pháp đôi: Dùng Omeptul mỗi ngày 2 lần và mỗi lần uống 20mg. Dùng thuốc Omeptul trong thời gian 2 tuần.
Với liệu pháp 3: Dùng Omeptul 2 lần một ngày và mỗi ngày uống 20mg trong thời gian 1 tuần.
♦ Để điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Dùng thuốc với liều 60mg một lần một ngày. Người bệnh thường sẽ kiểm soát tình trạng bệnh khi dùng Omeptul 20 đến 120mg một ngày. Nhưng vẫn có thể dùng thuốc liều 120mg 3 lần một ngày. Nếu dùng thuốc Omeptul trên 80mg thì có thể chia thành 2 lần.
♦ Để điều trị suy gan dùng từ 10 đến 20mg Omeptul một ngày.

5. Cách sử dụng

Dùng thuốc Omeptul thì bệnh nhân cần lưu ý một số những vấn đề quan trọng bao gồm:
→ Cần phải uống thuốc đúng theo chỉ định từ bác sĩ cả về liều dùng và thời gian dùng. Tuyệt đối không được tăng hay giảm liều nếu vẫn chưa được bác sĩ đồng ý.
→ Khi uống thuốc thì uống chung với nước. Không nên nghiền nát hoặc là nhai nát thuốc Omeptul khi uống. Bởi vì chính điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.
→ Sau thời gian điều trị thấy bệnh vẫn không khỏi thì cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn cách điều trị khác.

6. Bảo quản

Để thuốc nơi mát mẻ, nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt hoặc nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Nếu thấy thuốc Omeptul đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng thì không nên sử dụng.
Uống thuốc với một ly nước đầy
Uống thuốc với một ly nước đầy

NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI DÙNG THUỐC OMEPTUL

1. Tác dụng phụ

Sử dụng Omeptul có thể gây ra một số những tác dụng phụ không mong muốn bao gồm:
• Tác dụng phụ thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đau bụng, táo bón.
• Tác dụng phụ ít gặp: Lú lẫn, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, nổi mề đay và ngứa da.
• Tác dụng phụ hiếm gặp: Bị toát mồ hôi, phù ngoại biên, sốc phản vệ, sốt, giảm bạch cầu, tiểu cầu, tế bào máu, thay đổi tâm lý, trầm cảm, ảo giác, khô miệng, vàng da, mắc bệnh não, nhiễm nấm Candida, viêm thận, đau cơ, khớp…

2. Thận trọng

Trước khi uống thuốc Omeptul bệnh nhân nên liên hệ cùng bác sĩ để được thông báo đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý đặc biệt nếu như bạn thuộc về những nhóm đối tượng sau đây:
• Phụ nữ đang mang thai và đang cho bé bú nên thông báo khi dùng thuốc Omeptul.
• Người già và trẻ em.
• Người bị suy thận, suy gan.

3. Tương tác

Thuốc Omeptul có thể gây ra tương tác cùng nhiều thuốc khác. Do vậy để đảm bảo an toàn thì bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ tất cả loại thuốc mà mình đang dùng dù là thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc bôi ngoài da…

4. Xử lý nếu dùng thiếu liều hoặc quá liều

• Nếu dùng thiếu liều: Cần bổ sung ngay khi vừa nhớ ra. Nhưng nếu thời điểm nhớ ra sắp đến giờ uống liều tiếp theo thì cần bỏ qua. Tuyệt đối không nên tự tăng liều để bù.
• Nếu dùng quá liều: Cần gọi ngay cho trung tâm y tế, liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.
Chuyên gia chia sẻ:
Chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân không được tự ý mua thuốc Omeptul về nhà uống nếu chưa được bác sĩ chỉ định. Trong thời gian dùng thuốc nếu bản thân thấy xuất hiện những triệu chứng nào bất thường cần liên hệ để được tư vấn hỗ trợ ngay.
Nội dung mà chúng tôi trình bày từ bài viết trên đây hy vọng rằng đã giúp bạn thêm hiểu rõ về thuốc Omeptul.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget